Messi lập cú đúp trên mặt sân cỏ nhân tạo, lập thêm kỷ lục khó tin tại MLS
Ngày 12.1, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh này đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong cải cách hành chính.Theo báo cáo số 12/BC-VPCP ngày 2.1 của Văn phòng Chính phủ về tình hình và kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2024, Cà Mau đạt 91,06 điểm, tăng 1,43% so với năm 2023, giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các địa phương. Xếp sau là Bình Định với 90,54 điểm, tăng 1,73% và Bắc Giang với 89,49 điểm, tăng 2,59%.Những thành tựu của tỉnh Cà Mau trong cải cách hành chính không phải là ngẫu nhiên. Năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành hơn 120 văn bản chỉ đạo, tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Một trong những điểm đáng chú ý là chiến dịch cao điểm kéo dài 69 ngày đêm mang tên "Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau", cùng với việc xây dựng các khu dân cư điện tử.Cà Mau cũng chủ động cắt giảm thời gian giải quyết của 20 thủ tục hành chính; đồng thời kiến nghị các bộ, ngành T.Ư sửa đổi và bổ sung 12 thủ tục hành chính. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tối ưu hóa quy trình giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, UBND tỉnh đã thí điểm thành lập Phòng cải cách hành chính trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện sắp xếp lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế. Điều này giúp tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.Trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, Cà Mau đang vận hành song song 2 trung tâm dữ liệu hiện đại, với năng lực lưu trữ lên đến 135TB. Trung tâm dữ liệu chính của tỉnh đã đạt chuẩn ISO/IEC về hệ thống quản lý an toàn thông tin.Đặc biệt, ứng dụng chính quyền điện tử CaMau-G đã được triển khai rộng rãi, tích hợp hơn 50 ứng dụng và tiện ích nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tương tác dễ dàng với chính quyền. Tính năng phản ánh hiện trường tích hợp trong ứng dụng đã trở thành công cụ đắc lực để xử lý những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện môi trường kinh doanh.Bánh trung thu trở thành hàng ‘xa xỉ’, nhiều xưởng bánh ngưng sản xuất
Bên cạnh biệt đãi golf và ăn tối, khách hàng còn tận hưởng hàng loạt chính sách chăm sóc đặc biệt khác từ đối tác Mastercard như trải nghiệm phòng chờ sân bay, nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort, nhà hàng, dịch vụ spa, chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe, mua sắm thời trang... cao cấp cũng như bảo hiểm du lịch toàn cầu trị giá lên đến 40 tỉ đồng.
Thú chơi 'nhiếp ảnh không máy ảnh' xa xỉ của Phạm Tuấn Ngọc
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Gặp mặt ngày cuối năm, người ta chào nhau bằng những lời hỏi thăm, "Khi nào về quê ăn Tết vậy?" - "Không biết nữa bây ơi, năm nay kinh tế khó khăn quá".Tết - từ bao giờ đã được "định giá" bằng lương thưởng hay những lo toan năm qua chẳng kiếm được bao nhiêu? Không ai biết chính xác câu trả lời, chỉ biết rằng đường về đón Tết với gia đình thêm xa hơn khi năm qua vẫn còn nhiều thử thách và lo toan.Trên những chuyến xe ngày cuối năm, dòng người rời thành phố tay xách nách mang trở về quê, ba-lô nặng quà cáp gửi biếu gia đình. Nhưng có những chiếc ba-lô cũng "nặng", mà nặng tấm lòng. Hỏi nhau rằng "Tết này không mang gì về sao?" rồi cười "ba má nói chỉ cần về với gia đình là vui rồi".Ngày Tết là vậy, để mỗi năm những người con xa xứ phải dặn nhau rằng, "Tết Nhất" là Tết được về với gia đình, được quây quần coi TV ngày xuân, trông nồi bánh chưng bánh tét mỗi năm mỗi ít nhưng bếp chưa bao giờ ngơi lửa. Thiếu tiền tài vật chất vẫn còn gia đình, nhưng thiếu gia đình, ngày Tết đâu còn trọn vẹn. Kỳ thực, quý giá chẳng ở đâu xa khi Tết chính là nhà.Thông điệp ý nghĩa ấy được gửi gắm trọn vẹn trong MV Điều giản đơn quý giá kết hợp giữa LG và nhạc sĩ Bùi Công Nam. Tái hiện trong MV là những câu chuyện quen thuộc của người Việt trước thềm năm mới, từ những trăn trở về một năm cũ đã qua cho đến bao tâm tư nghĩ suy khi một năm mới sắp tới.Những thông điệp của Điều giản đơn quý giá được truyền tải đơn giản, nhẹ nhàng nhưng trọn vẹn ý nghĩa thông qua định dạng animation, đưa người xem qua nhiều cung bậc cảm xúc và hàng vạn nghĩ suy với một câu hỏi xuyên suốt: Điều gì tạo nên một cái "Tết Nhất"? Câu trả lời chính là "Tết Nhà".Sau một năm đầy biến động, nhiều người nhận ra giá trị của ngày Tết chẳng ở đâu xa mà kỳ thực rất gần - là gia đình, là những người thân yêu đang chờ ta trở về ăn Tết. Qua MV, LG đã tái khẳng định ý nghĩa thực sự của ngày Tết: Là Tết Nhà với đông đủ các thành viên trong gia đình cùng xem chương trình truyền hình yêu thích. Hay sâu rộng hơn, đó chính là tình thân gia đình. Đây mới chính là điều ý nghĩa và thiêng liêng hơn mâm cao cỗ đầy hay tiền tài cao sang ngày Tết.MV Điều giản đơn quý giá còn dẫn dắt người xem đi qua những thành phố lớn với những khung cảnh đặc trưng từ Chợ Bến Thành (TP.HCM) đền Cầu Rồng (Đà Nẵng) hay chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Dù xa quê hay làm việc ở bất cứ đâu, Tết là cơ hội để mọi người con tụ họp về với gia đình và ngôi nhà thân yêu.Bên cạnh thông điệp ý nghĩa, MV mới của LG còn kể lại hành trình mang "Tết Nhà là Tết Nhất" đến nhiều gia đình khi trao tặng 40 chiếc TV cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình liệt sĩ, thương binh và những người có công với cách mạng tại các huyện Văn Yên, Lục Yên và Trấn Yên (tỉnh Yên Bái). Chương trình được LG phối hợp Quỹ Vì tầm vóc Việt và Báo Nông Thôn Ngày Nay triển khai để khích lệ tinh thần người dân và thắp sáng niềm hy vọng về một năm 2025 khởi sắc.Quây quần bên chiếc TV trong dịp Tết đã trở thành một thói quen của người Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Chiếc TV được xem như phương tiện kết nối các thành viên trong gia đình, góp phần tạo nên một không khí Tết rộn ràng, đầm ấm. "Tết Nhất" là khi cả nhà sum họp bên TV, chờ đón màn pháo hoa giao thừa và trao nhau những lời chúc xuân ý nghĩa.Hơn cả một sản phẩm âm nhạc, MV Điều giản đơn quý giá với thông điệp "Tết Nhà là Tết Nhất" chính là lời nhắc nhở về giá trị của ngày Tết: Là những phút giây sum vầy quý giá, là tình thân gia đình - những điều ý nghĩa và thiêng liêng hơn mâm cao cỗ đầy hay tiền tài cao sang.Tết này, hãy tận hưởng những khoảnh khắc trọn vẹn với TV LG, bởi "Tết Nhất" chính là khi ta có nhà kề cạnh. "Nhất" cũng là lời khẳng định vị thế hàng đầu của LG trong lĩnh vực công nghệ và điện tử tiêu dùng toàn cầu, đặc biệt với dòng sản phẩm TV OLED số 1 thế giới (Theo báo cáo từ Omdia, LG có 11 năm dẫn đầu về doanh số OLED từ 2013 - 2023) và những thiết bị chất lượng cao, không ngừng đổi mới.Xem ngay MV Tết 2025 Điều giản đơn quý giá từ LG tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=DmOc7T0zQ0Q
20 đội tranh tài Giải bóng đá thanh niên khối doanh nghiệp mở rộng
Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng…